Để đưa binh nhì King về Mỹ, liên lạc với Bắc Hàn là thách thức đầu tiên
Nguồn: BBC Ngày đăng: 2023-07-23


Binh nhì Travis King (vòng tròn đỏ) trong chuyến tham quan Khu phi quân sự (DMZ) trước khi anh ta chạy sang phía Bắc Hàn
Chưa bao giờ dễ dàng để Mỹ đưa được một công dân trở về từ Bắc Hàn, quốc gia cô lập nhất thế giới, theo phân tích của Reuters.
Trường hợp lần này của binh nhì Travis King thậm chí còn khó khăn hơn, khi liên lạc giữa hai quốc gia Mỹ và Bắc Hàn hầu như không còn tồn tại, các nhà ngoại giao và đàm phán nói với Reuters.
King, một binh sĩ đang phục vụ trong quân đội Mỹ tại Hàn Quốc, đã chạy qua Bắc Hàn trong chuyến tham quan tại Khu phi quân sự (DMZ) ở biên giới hai miền Triều Tiên.
Washington đã huy động tổng lực để cố gắng liên lạc với Bình Nhưỡng về trường hợp người lính này, bà Christine Wormuth, Bộ trưởng Lục quân Hoa Kỳ nói hôm thứ Năm 20/07, nhưng Bắc Hàn chưa đưa ra phản hồi.
Từ khi Tổng thống Mỹ Joe Biden lên nắm quyền hồi năm 2021, liên lạc giữa Washington và Bình Nhưỡng đã ngưng trệ sau khi các nỗ lực thương lượng của chính quyền người tiền nhiệm Donald Trump liên quan đến chương trình hạt nhân của Bắc Hàn đã không đạt được bước tiến nào như kỳ vọng và Bắc Hàn đóng cửa biên giới vì dịch Covid.
Đây là một tình huống khác biệt hơn bất kỳ tình huống nào trước đó mà các nhà đàm phán phải đối mặt.
"Bắc Hàn không cho thấy mối quan tâm đối thoại với chúng tôi vào thời điểm này," Thomas Hubbard, một vị đại sứ Mỹ đã về hưu cho biết, ông đã từng đến Bình Nhưỡng hồi năm 1994 để đưa Bobby Hall về nước, một quân nhân cuối cùng trong quân đội Mỹ còn bị bắt giữ ở Bắc Hàn.
Vào thời điểm đó, giới chức Mỹ đã hoàn tất một thỏa thuận hạt nhân đầu tiên với cố lãnh đạo Kim Jong-il, cha của nhà lãnh đạo Kim Jong-un.
"Chúng ta đang trong những thời khắc rất khác biệt," ông Hubbard nói. "Người dân Triều Tiên cảm thấy có rủi ro nào đó trong quan hệ với Mỹ."
'Lựa chọn hạn chế'


Binh nhì Travis King, 23 tuổi, nhập ngũ từ tháng 1/2021. Là lính trinh sát - chuyên nhiệm vụ do thám, King ban đầu được đưa vào Sư đoàn Thiết giáp số 1 trong đợt luân chuyển quân của quân đội Hoa Kỳ tại Hàn Quốc
Giới chức đàm phán Mỹ có ít cách để tiếp cận được Bắc Hàn. Hai quốc gia không có mối quan hệ ngoại giao, và Thụy Điển, quốc gia đại diện chính thức cho Mỹ tại Bình Nhưỡng, đã rút các nhà ngoại giao về nước hồi tháng 8/2020 khi đại dịch Covid bùng phát.
Giới chức Mỹ nói Washington đã cố gắng liên lạc với Bắc Hàn về trường hợp của binh nhì King thông qua đường dây nóng của Bộ Tư lệnh Liên Hợp Quốc (UNC) và các kênh liên lạc khác, bao gồm Liên Hiệp Quốc tại New York, nơi Bắc Hàn có đại diện.
Theo các chuyên gia thì cách tiếp cận tốt nhất vào lúc này đó chính là có lập trường công khai một cách kín đáo.
"Khoảng 90% (kết quả) sẽ được quyết định dựa theo cách chúng ta phản ứng ngay vào lúc này," ông Mickey Bergman nói, người hiện đang giữ chức giám đốc điều hành trung tâm Richardson Center do cựu nhà ngoại giao Bill Richardson sáng lập, người đã từng tham gia đàm phán với Bắc Hàn để thả những người bị bắt giữ.
Bắc Hàn sẽ có thể thẩm vấn binh nhì King trong thời gian dài, và sau đó lựa chọn trục xuất hoặc kết tội anh ta, ông Bergman nói, và cho biết thêm Mỹ nên tránh việc "vỗ ngực xưng tên" và thay vào đó bình tĩnh liên lạc cho thấy Washington tôn trọng quyền của Bình Nhưỡng trong việc bắt giữ người và thẩm vấn một binh sĩ đã xâm nhập vào lãnh thổ của họ.
Jenny Town, từ cơ quan nghiên cứu 38 North ở Washinton nói trường hợp lần này trở nên phức tạp vì không rõ ý định của King và liệu anh ta có thật sự muốn trở về Mỹ hay không. Binh sĩ này đã bị giam giữ hơn một tháng ở Hàn Quốc vì tội hành hung và đã bị áp giải trở về Mỹ để đối mặt với các mức kỷ luật trong quân đội.
Chuyện các binh sĩ Mỹ chạy qua Bắc Hàn là cực kỳ hiếm khi xảy ra. Hồi năm 1965, Charles Robert Jenkins, một quân nhân 25 tuổi người Mỹ đã vượt qua DMZ và ở Bắc Hàn 40 năm, ông ta đã dạy tiếng Anh tại đây và cũng từng thủ vai gián điệp Mỹ trong một bộ phim tuyên truyền của Bắc Hàn.
'Anh ta giờ là con tốt thí của họ'


Ngược lại với tên gọi, Khu phi quân sự bán đảo Triều Tiên (DMZ) lại là một trong những đường biên giới được quân sự hóa nhiều nhất trên thế giới
Một cựu nhà ngoại giao Bắc Hàn đã đào tẩu sang Hàn Quốc nói binh nhì King có thể được dùng làm công cụ tuyên truyền, nhưng không rõ Bắc Hàn sẽ muốn lợi dụng sự hiện diện của anh ta bao lâu.
"Việc giam giữ một binh sĩ Mỹ có lẽ không là một vấn đề hóc búa hiệu quả xét về mặt chi phí cho Bắc Hàn trong dài hạn," ông Tae Yong-ho, người hiện đang là thành viên trong Quốc hội Hàn Quốc nói.
Một trường hợp mang tính cảnh báo đó là vụ Bắc Hàn bắt giữ sinh viên người Mỹ Otto Warmbier khi anh này đi tham quan vào năm 2015, và sau đó bị kết án 15 năm lao động khổ sai vì đã trộm một món vật phẩm có khẩu hiệu tuyên truyền.
Warmbier cuối cùng được trao trả về Mỹ vào năm 2017 trong tình trạng hôn mê, và tử vong vài ngày sau đó.
Cha của Otto cảm thông với binh nhì King và gia đình anh ấy.
"Đây là vấn đề về một thanh niên - chúng ta không biết tình trạng tinh thần của anh ấy như thế nào," cha của Otto nói với Reuters trong một cuộc phỏng vấn. "Anh ta giờ là con tốt thí của họ. Nếu là ở bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới, thì giờ đã có liên lạc rồi."
Khi được hỏi về binh nhì King, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken hôm thứ Sáu 21/07 nói chính quyền Tổng thống Biden đã thường xuyên cố gắng thiết lập đối thoại với Bình Nhưỡng kể từ khi lên nắm quyền, đề xuất những cuộc hội đàm về vấn đề hạt nhân mà không đặt điều kiện trước.
"Chúng tôi đã phát đi thông điệp một vài lần," ông Blinken nói tại Diễn đàn An ninh Aspen. "Nhưng câu trả lời chúng tôi nhận được là: hết tên lửa này đến tên lửa khác được phóng," ông Blinken đề cập đến các vụ thử tên lửa thường xuyên của Bắc Hàn.
-------------
Ý kiến độc giả :

Bài học mà ngưòi Mỹ chưa học thuộc từ Bắc Hàn thì giờ đây cần phải học thêm nhiều lần nữa cho đến khi nào thấm nhuần để mở não hiểu rằng "chơi với Quỷ chỉ có chết" mới biết ngưng trò dại dột ngu xuẩn… muốn du lịch hay trốn qua Bắc Hàn !
Tuy nhiên có lẽ anh lính King này biết rõ mình quan trọng đối với chính quyền Joe Biden ví anh là "quý tộc" có màu da đen thuần túy mà phe Dân Chủ Cấp Tiến tôn trọng và thèm khát.
Trước một tên da đen George Floyd tội phạm ghièn ma túy đã chết mà ngài tổng thống thứ 46 của Hoa Ký và toàn quốc Hội Mỹ đã phải khum lưng quỷ gối tôn thờ thì huống gì là anh King, một quân nhân da đen đang sống sờ sờ có nhiệm vụ trinh sát đối đầu với quân địch ?! Thế nào rồi ngài Tổng thống 46 cũng xin duợc qua Bắc Hàn để quỳ gối dưới chân của ông Kim Jong Ủn và van xin cho anh đưọc trở về Mỹ và biết đâu còn đề nghị được nếm phân của vị lãnh đạo Bắc Hàn này để rồi được toàn dân Mỹ hoan hô và dồn phiếu cho ngài trong cuôc bầu cữ năm 2024 sắp tới ??
Kim Hoa BB
----------