‘Trại tù internet’: Cách an ninh Nga theo dõi, giám sát và bắt bớ bằng kỹ thuật số
Tác giả : Tạ Linh Nguồn: DKN Ngày đăng: 2023-05-23


Ảnh minh họa.
Hiện giới nhà báo và các nhà hoạt động phản kháng chính quyền Putin tránh di chuyển bằng tuyến tàu điện ngầm Maxcơva, mặc dù đây từng là phương tiện tiết kiệm.
Hệ thống camera an ninh Nga nhận dạng khuôn mặt bằng AI sẽ “phản ứng” với những ai có “vết đen”, sẽ trở thành đối tượng bị cảnh sát chặn đường, tra hỏi.
Cô Maksimova, người bị bắt hai lần, năm 2019, năm 2020, biểu tình vì hoạt động môi trường, cho biết, các cỗ máy AI đã liệt cô Maksimova vào “một dạng đối tượng nào đó”.
Đối với nhiều người Nga như cô Maksimova, ngày càng khó trốn tránh khỏi các con mắt giám sát của camera AI, giới an ninh Nga dò theo các tài khoản mạng xã hội và kết hợp với camera Ai để giám sát các nhà hoạt động.
Ngay cả các mạng xã hội từng được người dùng ca ngợi cũng đang được khai thác để trở thành công cụ kiểm soát dư luận: chính quyền sử dụng chúng để bắt lính, tìm kiếm những người trốn nghĩa vụ quân sự.
Nước Nga dưới thời Tổng thống Putin đang khai thác công nghệ kỹ thuật số để theo dõi, kiểm duyệt và kiểm soát dân chúng, xây dựng một “trại tù internet” — trại cưỡng bức lao động các tù nhân chính trị thời hiện đại.
Giới an ninh Nga đã từng áp lực buộc các công ty như Google, Apple và Facebook lưu trữ dữ liệu người dùng trên các máy chủ của Nga nhưng không có kết quả, Nga đã dựng lên một kế hoạch “internet độc lập” cắt đứt khỏi phần còn lại của thế giới.
Kiểm soát internet của Nga chưa đạt mức Bức tường lửa vĩ đại như ở Trung Quốc đại lục, nhưng đàn áp trực tuyến của Điện Kremlin đang trở nên nổi trội trong thời gian ngắn.
Sau khi Nga xâm lược Ukraina vào tháng 2 năm ngoái, kiểm duyệt và truy tố trực tuyến đối với các bài đăng và bình luận trên mạng xã hội đã tăng đột biến đến mức phá vỡ mọi kỷ lục.
Khoảng một tuần sau cuộc xâm lược, Facebook, Instagram và Twitter đã bị chặn ở Nga, nhưng người dùng các nền tảng này vẫn bị truy tố.
Bà Marina Novikova, 65 tuổi, đã bị kết án về tội “lan truyền thông tin sai lệch” về quân đội đối với các bài đăng phản chiến trên Telegram, Marina bị phạt hơn 12.400 đô la.
Một tòa án ở Maxcơva tuần trước đã kết án nhà hoạt động đối lập Mikhail Kriger 7 năm tù vì những bình luận trên Facebook bày tỏ mong muốn “treo cổ” Putin.
Blogger nổi tiếng Nika Belotserkovskaya, sống ở Pháp, bị án tù vắng mặt 9 năm vì các bài đăng trên Instagram lan truyền “thông tin giả” về quân đội.
Không có bất kỳ mạng xã hội nào là an toàn đối với người dùng ở Nga. Các cỗ máy thông minh nhân tạo có khả năng dò tìm các bài đăng có thông tin tuyên truyền chống lại quân đội Nga.
Oculus – một hệ thống AI còn có khả năng quét nội dung ảnh và video trực tuyến để tìm ra các nội dung ‘bất hợp pháp’.
Các nhà hoạt động dân chủ nói rằng thật khó để biết họ có đang bị “thứ khủng khiếp” này truy quét hay không, không có ai đứng ra công bố cách thức và quy định hoạt động của các cỗ máy này.
‘Giám sát kỹ thuật số tổng thể’
Những nỗ lực của Nga thường được so sánh với Trung Quốc, nơi chế độ Bắc Kinh sử dụng giám sát kỹ thuật số trên quy mô lớn. Các thành phố của Trung Quốc được bao phủ bởi hàng triệu camera nhận dạng khuôn mặt, hình dạng cơ thể, dáng vóc người đi bộ. Các cá nhân nhạy cảm thường xuyên bị theo dõi, bằng camera hoặc qua điện thoại di động, email và tài khoản mạng xã hội của họ để bóp nghẹt mọi tiếng nói phản kháng.
Điện Kremlin dường như cũng muốn theo đuổi con đường tương tự. Kiểm soát con người có thể lan sang các khía cạnh khác của cuộc sống gọi là “xây dựng một hệ thống nhà nước giám sát, cưỡng chế và trừng phạt kỹ thuật số toàn diện”.
Một luật của tháng 12 yêu cầu các công ty taxi chia sẻ cơ sở dữ liệu của họ với cơ quan an ninh công an Nga, người đi taxi bị thu thập thông tin cá nhân, ngày giờ, địa điểm, thanh toán.
----------